Chôm chôm là cây ăn quả nhiệt đới, ưa khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, không thích hợp ở những vùng có độ cao trên 700m. Nhiệt độ thích hợp từ 22-30oC, lượng mưa khoảng 2.000 mm/năm, phân bố đều trong năm. Chôm chôm thích hợp trên đất thịt nhẹ đến trung bình, tầng canh tác dày, thoáng xốp, thoát nước tốt, đất nhiều mùn, pH 5-6.
Chôm chôm là cây ăn quả nhiệt đới, ưa khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều
NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO CÂY CHÔM CHÔM:
Cây chôm chôm cần nhiều nhất là N và K, sau đó là Ca, Mg, P và các vi lượng khác như Zn, B, …
Khi thiếu K cây bị bệnh khô cháy đầu lá và mép lá.
Hiện tượng này thường thấy ở các vườn bón phân không cân đối và thiếu chăm sóc.
Như các loại cây trồng khác, chôm chôm cần được bón phân vào các chu kỳ phát triển của cây
KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY CHÔM CHÔM:
Bón phân cho chôm chôm giai đoạn kiến thiết cơ bản:
Bón lót: Mỗi hố bón: 10-15kg phân chuồng đã ủ hoai, 200-300g Super Lân, 30-50g phân Sumicoat (60-100 viên phân) cho mỗi hố. Số phân trên cần được trộn đều với lớp đất mặt lấp dầy hố, khi tồng cần moi đất đặt bầu, lèn chặt đất lại.
Bón thúc: Tùy từng năm sau khi trồng, lượng phân và hàm lượng phân cần căn cứ vào từng giai đoạn, thời kì phát triển và phát dục của cây chôm chôm.
– Năm thứ 1: Bón 300g phân HAI-NPK 30-9-9+TE + 150g phân HAI-CanNiBo/cây, chia đều làm 4 lần bón, khoảng 3 tháng bón 1 lần.
– Năm thứ 2: Bón 400g phân HAI-NPK 30-9-9+TE +200g phân HAI-CanNiBo + 50g phân kali/cây, chia làm 2 lần bón đầu và cuối mùa mưa.
– Năm thứ 3: Bón 500g phân HAI-NPK 30-9-9+TE +250g phân HAI-CanNiBo + 100g kali/cây, chia làm 2 lần bón đầu và cuối mùa mưa.
Cách bón: Phân NPK nên pha loãng với nước dùng bình vòi sen tưới quanh gốc hay rải đều phân một vòng tròn xung quanh gốc và phủ một lớp đất mỏng lên trên. Sau mỗi lần rải hay tưới phân nên cách xa gốc thêm 5-10 cm sẽ tạo điều kiện cho rễ cây vươn xa, cây sẽ phát triển nhanh và hạn chế đổ ngã khi có gió.
Sử dụng đúng phân vào các đợt bón lót và bón thúc cho cây
Bón phân cho chôm chôm giai đoạn kinh doanh:
Đợt 1 (Sau thu hoạch): Bón cho mỗi cây 5-10 kg phân hữu cơ hoai mục và 1 kg HAI-NPK 30-9-9+TE bằng cách xới nhẹ đất, rải phân và vùi lấp lại, giúp cây phục hồi nhanh. Phun phân bón lá Foliar Blend (500ml/200 lít) nhằm tạo cây phát đọt và cho lá mới.
Đợt 2 (Trước khi ra hoa): Bón 0,5 kg HAI-NPK 30-9-9+TE + 0,5 kg super lân + 0,5 kg kali + 0,5 kg HAI-CanNiBo/cây nhằm thúc cho phân hóa mầm hoa tốt, ra hoa đồng loạt và tăng tỷ lệ đậu trái.
Đợt 3 (Sau đậu trái 1-2 tuần): Bón 1 kg HAI-NPK 30-9-9+TE/cây và phun phân bón lá Hoàng Hổ Si (500ml/200lít) nhằm hạn chế rụng trái non và phát triển trái tốt.
Đợt 4 (Trái đang lớn): Bón 0,5 kg HAI- NPK 30-9-9+TE + 0,5 kg kali + 0,5 kg HAI-CanNiBo/cây. Đây là giai đoạn tích lũy và chuyển hóa các chất trong trái, tăng độ chắc của trái và tăng chất lượng của trái nên rất cần kali để tăng cường quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá cây vào trái và cần các chất canxi, vi lượng để tăng phẩm chất trái.
Sau đậu trái 8-9 tuần, có thể hòa 10-20g HAI-Chyoda trong 10 lít nước, tưới định kỳ 10-20 ngày/lần để thúc cho trái phát triển nhanh, chín đồng đều.
Cây sinh trưởng và phát triển đồng đều trong suốt cả vong đời khi được chăm sóc tốt
MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN CÓ THỂ SỬ DỤNG ĐƯỢC CHO CÂY CHÔM CHÔM:
Phân bón HAI-NPK 30-9-9+TE: cung cấp NPK và đặc biệt là đạm cao giúp cây mau xanh tốt.
Phân bón HAI-Chyoda: giúp cây cây ra rễ, phát cành, phân hóa mầm hoa nhanh chóng.
Phân bón HAI-CanNiBo: Giúp tạo mầm hoa, hoa ra tập trung, giảm rụng trái non, nứt trái, trái mau lớn, no tròn, chắc, đẹp.
Phân bón lá Foliar Blend: kích thích sinh trưởng phát triển cây trồng, phát triển hệ vi sinh vật có ích trong đất, tăng cường quang hợp, hấp thu dinh dưỡng và tăng sức chống chịu của cây với điều kiện bất lợi.
Phân bón lá Hoàng Hổ Si: Giúp cây cứng cáp, lá dày, hạn chế sâu bệnh, chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng, quang hợp, tạo quả to, đẹp.
Phân bón lá Hoàng Hổ Si giúp câytăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng, tạo quả to, đẹp
Pingback: cialis commercial bathtub